QUY TRÌNH VỆ SINH KHO XƯỞNG - [ ĐẦY ĐỦ VÀ CHI TIẾT NHẤT ]
Vệ sinh kho xưởng định kỳ giúp tạo ra môi trường làm việc an toàn, hiệu quả cho người lao động, đồng thời tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ giúp bảo quản hàng hóa tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không làm đúng cách, việc vệ sinh kho xưởng sẽ trở nên rất khó khăn, gây tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Cùng DARAVIN tìm hiểu quy trình vệ sinh kho xưởng đầy đủ và chuẩn nhất dựa trên các quy trình của các kho hàng thương hiệu lớn.
Vệ sinh kho xưởng định kỳ giúp tạo ra môi trường làm việc an toàn và hiệu quả
1. Vì sao cần phải vệ sinh kho xưởng định kỳ?
Môi trường trong kho xưởng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến người và hàng hóa
Kho xưởng là một bộ phận cực kì quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến hai đối tượng chính trong doanh nghiệp:
- Người lao động
- Hàng hóa lưu trữ trong kho
Sau một thời gian hoạt động, nếu không thực hiện quy trình vệ sinh kho xưởng đúng cách sẽ gây ra bụi bẩn, mùi khó chịu, ô nhiễm không khí,.. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Môi trường nhà kho không đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát có thể xuất hiện nấm mốc, sinh vật có hại, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa được lưu trữ trong kho.
Không những thế, bụi bẩn có thể bám vào máy móc thiết bị, lâu dần có thể tích tụ lại gây kẹt, ngẽn băng chuyền thậm chí hư hỏng, làm giảm hiệu suất sử dụng cũng như tuổi thọ máy, gây ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của doanh nghiệp.
Do đó vệ sinh kho xưởng đúng cách và thường xuyên là việc làm cần thiết với mỗi doanh nghiệp. Tùy vào đặc thù mỗi ngành hay tính chất công việc khác nhau, tần suất vệ sinh kho xưởng với mỗi doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Thông thường, doanh nghiệp nên thực hiện vệ sinh kho xưởng vào cuối mỗi tháng / quý.
2. Quy trình vệ sinh kho xưởng.
Dưới đây là quy trình vệ sinh kho xưởng 5 bước giúp kho xưởng sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn.
Bước 1: Lập kế hoạch vệ sinh kho xưởng.
Lên kế hoạch về quy trình và thời gian để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong kho
Lên kế hoạch trước cho việc vệ sinh kho xưởng giúp doanh nghiệp chủ động hơn về thời gian, tiết kiệm thời gian tối đa mà ít làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc trong kho.
Trong kế hoạch, doanh nghiệp cần lưu ý về thời gian làm vệ sinh (cụ thể giờ bắt đầu và giờ kết thúc của từng công việc). Nên sắp xếp vệ sinh xưởng vào những ngày cuối tuấn, cuối tháng hoặc trước những kỳ nghỉ lễ lớn,..để không ảnh hưởng đến tiến độ làm việc.
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng kho
Sắp xếp hàng hóa tạo lối đi thuận tiện cho việc vệ sinh kho
Trước khi bạn có thể bắt đầu làm sạch nhà kho, cần tiến hành di chuyển xe nâng và các thiết bị di động khác ra khỏi khu vực sắp dọn dẹp. Nếu có bất kỳ vật cản nào khác, chúng cũng nên được đưa ra khỏi con đường làm sạch. Lưu ý rằng tất cả mọi di chuyển đều phải được tính toán dựa trên bản sơ đồ bố trí và thiết kế kho hàng trước đó nhằm tránh ảnh hưởng đến các khu vực hoạt động khác
Bước 3: Vệ sinh trên cao
Các hàng hóa trên kệ cao nếu đã được sử dụng giải pháp ràng an toàn có thể yên tâm vệ sinh
Đây là những khu vực khó tiếp cận nhưng lại dễ gây mất vệ sinh nhất, bao gồm trần nhà, cửa sổ, tường, hệ thống đèn và quạt các hàng hóa trên kệ pallet. Nếu không làm sạch kỹ khu vực này, các chất ô nhiễm cũng có thể rơi từ nơi cao xuống sàn kho gây ảnh hưởng đến an toàn lao cho người lao động.
*Lưu ý: Kiểm tra xem các hàng hóa đang trên cao đã có giải pháp ràng hàng an toàn tránh các tình trạng rơi rớt hàng trong quá trình vệ sinh
Xem thêm: 4 giải pháp ràng hàng an toàn trên pallet phổ biến tại các kho xưởng
Để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng các đồ đạc trong kho, doanh nghiệp nên sử dụng các thiết bị chuyên dụng cho vệ sinh kho xưởng như:
- Máy hút bụi công nghiệp
- Gạt kính công nghiệp
- Máy phun rửa
- Máy bơm công suất lớn
- Hóa chất làm sạch chuyên dụng (dùng cho hệ thống đèn và quạt)
- Lưới quấn pallet
Bước 4: Vệ sinh sàn
Chỉ sử dụng hóa chất vệ sinh sàn chuyên dụng đã được kiểm định tránh ảnh hưởng đến môi trường và hàng hóa
Khu vực sàn nhà xưởng là nơi bám dính nhiều bụi bẩn và dầu mỡ cáu cạnh, kể cả hóa chất trong quá trình sản xuất vương ra. Do vậy, quy trình vệ sinh công nghiệp cần tiến hành làm sạch tỉ mỉ và tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn kỹ thuật để làm sạch hiệu quả. Các bước cần thực hiện:
- Quét dọn sạch bụi bẩn, rác thải trên sàn.
- Lau sạch bụi bẩn, chất bám dính với hóa chất chuyên dụng (nên chọn hóa chất vệ sinh sàn trung tính, thân thiện với môi trường và người sử dụng)
- Khử trùng và phòng ngừa nấm mốc
- Đánh bóng sàn kho xưởng sáng sạch.
Có thể sử dụng các máy chà sàn, máy lau sàn người đẩy, máy lau sàn ngồi lái..Tùy theo quy mô của sàn nhà kho.
Bước 5: Kiểm tra toàn bộ mọi bộ phận khu vực
Sau khi thực hiện đầy đủ các phần việc nêu trên, cần rà soát, checkplist tất cả các việc đề ra trong kế hoạch (ở bước 1) và kiểm tra lại toàn bộ kho xưởng một lần nữa để đảm bảo việc vệ sinh kho xưởng đã được thực hiện đúng cách và toàn diện.
3. Một số lưu ý khi vệ sinh kho xưởng
Luôn trang bị đồ bảo hộ và tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong suốt quá trình vệ sinh kho xưởng
- Chỉ thực hiện khi đã nắm rõ quy trình vệ sinh kho xưởng đúng cách
- Nhân viên vệ sinh nhà xưởng khi tiến hành công việc vệ sinh phải trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ: mũ, găng tay,..
- Phải chú ý thực hiện đúng theo nội quy nhà xưởng, nội quy nhà máy sản xuất, nội quy vệ sinh công sở, quy trình vệ sinh máy móc thiết bị.
- Các khu vực nguy hiểm: Khu vực ổn điện, khu vực ổn áp, khu vực hóa chất,.v.v càng hạn chế tiếp xúc càng tốt. Sử dụng đúng loại và đúng lượng hóa chất tẩy rửa cần thiết để không gây hại cho nhà xưởng và người lao động.
- Khi tiến hành vệ sinh máy móc không nên đổ trực tiếp vì thông thường các loại thiết bị này hoạt động bằng điện nếu tiếp xúc với nước có thể gây hư hỏng, cháy nổ, do đó, nên dùng khăn lau chuyên dụng để vệ sinh nhẹ nhàng.
Xem thêm: Các nguyên tắc giúp giữ an toàn trong kho hàng
Xem thêm