KINH NGHIỆM CHỞ HÀNG BẰNG XE BÁN TẢI AN TOÀN & ĐÚNG LUẬT
- 1. Quy định về chở hàng trên xe bán tải.
- 1.1 Quy định về chiều cao hàng hóa.
- 1.2 Quy định về chiều dài hàng hóa.
- 1.3 Quy định về lưu thông, trọng lượng chở hàng.
- 2. Có được chở người trên thùng xe bán tải?
- 3. Mẹo xếp hàng hóa trên thùng xe bán tải an toàn & đúng luật
- 4. Kết luận
Kể từ ngày 01/07/2020, quy định mới về khối lượng chuyên chở với các dòng xe dẫn đến một số loại xe bán tải không còn là xe con nữa. Quy chuẩn mới này gây ra không ít hoang mang cho các chủ xe bán tải. Bởi lẽ nếu không nắm kỹ những quy định về chở hàng an toàn bằng xe bán tải, chủ xe có nguy cơ bị xử phạt nặng, bị tước giấy phép lái xe, thậm chí bị thu giữ phương tiện
Tận dụng xe bán tải để chở hàng rất thông dụng tại Việt Nam và các nước trên thế giới
1. Quy định về chở hàng trên xe bán tải.
Có rất nhiều băn khoăn xoay quanh việc chở hàng trên xe bán tải. Có thể kể đến như:
- Xe bán tải chở hàng được tối đa bao nhiêu kg?
- Xe bán tải được phép chở hàng cao bao nhiêu?
- Xe bán tải được phép chở hàng dài bao u?
- Quy cách chở hàng xe bán tải?
- Luật chở hàng bằng xe bán tải?
Để giải đáp cho tất cả những câu hỏi trên, ta cần phải căn cứ vào quy định tại Thông tư 46/2015/TT-BGTVT cụ thể như sau:
1.1 Quy định về chiều cao hàng hóa.
Không nên chở hàng có chiều cao vượt quá chiều cao quy định
Tại điều 18 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định đối với xe tải thùng hở, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép khôgn vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ năm tấn trở lên (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe); Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2m.
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới năm tấn (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe); Chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5m.
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe); Chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8m.
1.2 Quy định về chiều dài hàng hóa.
Không nên chở hàng hóa có chiều dài vượt quá chiều dài quy định
Tại điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định rõ chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ thiết kế của xe và không lớn hơn 20m.
Nếu chở hàng trên xe bán tải không đảm bảo các kích thước tối đa theo quy định, căn cứ theo điều khoản 4 Điều 24 Nghị Định 46/2016/NDD-CP, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền 2-3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng.
1.3 Quy định về lưu thông, trọng lượng chở hàng.
Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 do Bộ GTVT ban hành, xe bán tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg được xem là xe con trong tổ chức giao thông. Nghĩa là, các loại xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950kg trở lên sẽ bị coi là xe tải và không được lưu thông trên những tuyến đường nội đô có biển cấm xe tải. Xe bán tải cũng phải tuân thủ các quy định về khung giờ cấm hoạt động, phải đi vào làn đường cho xe tải khi di chuyển trên những tuyến đường có phân rõ làn đường.
2. Có được chở người trên thùng xe bán tải?
Trong một số trường hợp đặc biệt xe bán tải được phép chở người ở thùng xe
Việc chở người trên thùng xe bán tải hay các phương tiện như xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ-moóc hoặc sơmi rơ-moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự như xe ô tô vận chuyển hàng hóa là vi phạm quy định về vận tải đường bộ. Tại điểm C, khoản 2 và Điểm a, Khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NDD-CP quy định rất rõ về xử phạt với việc chở người sai luật.
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm. ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy.
Như vậy, nếu cố tình chở người trên thùng xe bán tải, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài bị phạt hành chính, tài xế còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ mà tài xế xe tải, bán tải và các phương tiện xe ô tô tương tự được phép chở người được quy định cụ thể tại Điều 21 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân đi làm nhiệm vụ; chở người bị nạn đi cấp cứu.
- Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; chở người diễu hành theo đoàn.
- Giải tỏa người ra khỏi vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài 3 trường hợp nêu trên, bất kỳ hành vi chở người trên thùng xe nào cũng là vi phạm quy định về vận tải đường bộ và sẽ bị xử lý.
Lưu ý: Vì thùng xe không được trang bị bất cứ thiết bị chuyên dụng nào để chở người nên trong trường hợp bắt buộc, tài xế phải căn nhắc kỹ và tuyệt đối cẩn thận để hạn chế tối đa các thiệt hại về người.
3. Mẹo xếp hàng hóa trên thùng xe bán tải an toàn & đúng luật
3.1 Sắp xếp hàng một cách khoa học.
Cần phải săp xếp hàng hóa gọn gàng để tối ưu không gian chở hàng
Để đảm bảo chở được nhiều hàng hóa mà vẫn đúng quy định, cần phải có sự phân loại và sắp xếp chúng một cách khoa học.
Trước hết, người điều khiển phương tiện cần phải ước tính được trọng lượng hàng hóa cần mang theo. Điều này giúp kiểm soát được tổng tải trọng và đảm bảo lượng hàng hóa mang theo không vượt quá giới hạn tải trọng của xe.
Tiếp đó, ta cần phân loại hàng hóa dựa theo tải trọng và giá trị để có cách sắp xếp phù hợp. Với hàng hóa cồng kềnh, tải trọng lớn như xe máy, tủ lạnh, sofa,.v.v cần được ưu tiên sắp xếp ở gần đầu xe và tiếp xúc với mặt sàn nhiều nhất có thể để ổn định trọng tâm thân xe.
Nếu phân bổ trọng lượng hàng hóa không đồng đều, hàng nặng tập trung ở đuôi xe hoặc lệch 1 bên sẽ rất dễ mất cân bằng khi di chuyển, gây hại đến hệ thống treo phía sau và gây mất an toàn cho cả người và hàng hóa.
Xem thêm: Hướng dẫn chở xe máy trên xe bán tải đúng luật và an toàn nhất
Với hàng hóa kích thước nhỏ hoặc giá trị cao cần phải gom lại vào trong những hộp chuyên dụng. Việc này vừa tránh thất lạc hàng hóa, vừa dễ dàng tìm kiếm ngay khi cần.
3.2 Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ
Bên cạnh việc sắp xếp hàng hóa một cách khoa học, người điều khiển phương tiện cũng nên trang bị một số những dụng cụ hỗ trợ để quá trình chở hàng trên xe bán tải được dễ dàng hơn kể cả khi đi đường xa. Có rất nhiều loại phụ kiện chở hàng cho xe bán tải, đa dạng cả về mẫu mã, chất lượng và giá thành. DARAVIN sẽ giúp bạn đọc điểm qua 1 số loại phụ kiện không thể thiếu.
3.2.1 Thanh chắn thùng xe bán tải.
Thanh chắn thùng xe bán tải giúp cố định các loại hàng tải nặng
Đây là một phụ kiện chở hàng cho xe bán tải rất hiệu quả mà hầu hết các bác tài đều đã trang bị ít nhất 1 cái cho xế yêu của mình.
Có rất nhiều cách ứng dụng thanh chắn thùng xe bán tải để sắp xếp hàng hóa
Ưu điểm: ✅ Cố định các hàng hóa chắc chắn kể cả khi di chuyển trên đường xấu, đòi dốc,v.v ✅ Thao tác nhanh hơn rất nhiều so với các loại dây cột, dây chằng hàng, lưới trùm hàng. ✅ Làm bằng kim loại nên rất bền và có thể sử dụng lâu dài. ✅ Tăng đơ có thể điều chỉnh đến 37cm phù hợp cho tất cả các loại xe bán tải và dùng được cả chiều ngang lẫn chiều dọc. ✅ Thích hợp dùng cho các hàng có kích thước hình vuông, hình trụ các thùng hàng carton, máy móc, các thiết bị, hàng điện máy (tivi, tủ lạnh). thùng phi,v.v Nhược điểm: ❌ Thường sử dụng khi thùng hàng chứa ít hàng, khoan hàng còn trống nhiều. ❌ Không cố định được hàng cao hơn chiều cao thùng xe. ❌ Không phù hợp với hàng hóa kích thước nhỏ, mềm, đa hình dạng. ❌ Giá thành cao, dễ bị kẻ xấu lợi dụng sơ hở và trộm mất. |
3.2.2 Dây ràng hàng tăng đơ.
Sử dụng dây tăng đơ để cố định các loại hàng trên xe bán tải
Đây là phụ kiện chở hàng hiệu quả và rất đa năng, không thể thiếu mỗi khi muốn cố định xe máy trên xe bán tải.
Sử dụng dây tăng đơ để cố định hàng trên xe bán tải được xem là giải pháp được nhiều bác tài lựa chọn
Ưu điểm: ✅ Dây chằng hàng tăng tơ phù hợp với mọi loại hàng hóa như hàng nặng, hàng dễ vỡ, đa hình dạng, đa kích thước và có thể sử dụng trên cả xe gắn máy. ✅ Dễ sử dụng, dễ thu hồi, dễ vệ sinh, dễ bảo quản. ✅ Nhỏ, nhẹ, có thể cất vào thùng đồ nghề để mang đi khắp nơi - là vật dụng không thể thiếu cho các anh em phượt thủ. Nhược điểm: ❌ Đòi hỏi thùng xe phải có các móc để cố định đầu dây. ❌ Thời gian thao tác lâu hơn so với thanh chắn. |
3.2.3 Lưới thun ràng xe bán tải.
Sử dụng lưới thun ràng xe bán tải để làm gọn các hàng hóa kích thước nhỏ
Loại phụ kiện này chuyên dùng cho các hàng hóa nhỏ nhẹ dễ rơi hoặc bay khỏi thùng xe khi di chuyển trên những đoạn đường xấu.
Có rất nhiều mẫu lưới thun ràng xe bán tải trên thị trường
Ưu điểm: ✅ Tránh hàng hóa bay khỏi thùng xe khi di chuyển với tốc độ cao hoặc trên đường xấu, đường đèo dốc. ✅ Hạn chế lấy cắp hàng hóa sau phía sau khi dừng đỗ xe, dừng xe. ✅ Giá thành tương đối rẻ so với thanh chắn. Nhược điểm: ❌ Không áp dụng được với những hóa tải trọng quá lớn ❌ Hàng hóa dễ vỡ hoặc cần cố định chắc chắn thì không được do sản phẩm chỉ cố định lưới xung quanh thành thùng xe. ❌ Đòi hỏi thùng xe phải có nhiều móc để cố định đầu lưới. |
Xem thêm: Mẫu lưới thun ràng hàng trên xe bán tải
4. Kết luận
Trước khi lựa chọn dụng cụ hỗ trợ chở hàng an toàn bằng xe tải, bạn đọc cần xem xét các yếu tố về kích thước, số lượng, hình dạng, loại hàng hóa, tải trọng để chọn được loại phụ kiện phù hợp và hiệu quả nhất.
Xem thêm