GIẢI MÃ Ý NGHĨA CÁC KÝ HIỆU PHỔ BIẾN TRÊN THÙNG CARTON
Nhờ giá thành rẻ, tiện lợi, dễ sử dụng lại thân thiện với môi trường nên thùng carton được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng, không chỉ để đóng gói hàng trong nước mà còn cả xuất ra nước ngoài. Nếu để ý, ta sẽ dễ dàng bắt gặp những biểu tượng hình vẽ, ký hiệu vuông, tròn, tam giác, mũi tên,..được in trên bề mặt thùng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của chúng. Hãy cùng DARAVIN giải mã ý nghĩa đằng sau của các ký hiệu trên thùng carton.
Giải mã các ký hiệu phổ biến được in trên thùng carton
MỤC LỤC 1. Tại sao phải in ký hiệu lên thùng carton 2. Lý do cần phải hiểu rõ ý nghĩa của các ký hiệu trên thùng |
1. Tại sao phải in ký hiệu lên thùng carton.
Các thùng carton được in kí hiệu ngay sau khi đóng gói thành phẩm
Vì sự phổ biến rộng rãi của thùng carton trên toàn thế giới dẫn đến việc ghi chú thông tin bằng chữ viết sẽ gây ra một số vấn đề bất cập như. Hàng hóa tiếp xúc với một người không biết chữ hoặc bất đồng ngôn ngữ dẫn đến hiểu thiếu ý/ hiểu sai ý người gửi muốn truyền đạt.
Dễ giải quyết bài toán khó khăn này, các hãng vận tải lớn trên thế giới đã xử lý bằng cách:
- Sáng tạo ra một bộ ký hiệu trên thùng carton để thay thế cho chữ viết.
- Đào tạo cho toàn bộ nhân viên hiểu rõ ý nghĩa của các ký hiệu này.
- Phổ cập bộ ký hiệu và ý nghĩa của chúng đến đối tác trên toàn thế giới.
Hiện nay, trên các bao bì thùng carton, ngoài logo và thông tin in thương hiệu thì việc xuất hiện các ký hiệu trên thùng gần như là bắt buộc nếu muốn di dời, vận chuyển hàng hóa mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm bên trong.
*Có thể bạn chưa biết việc in các ký hiệu logo với tone màu đen trên thùng nhằm tiết kiệm được khoản chi phí in màu đồng thời cũng loại bỏ vấn đề với những người bị mù màu.
2. Lý do cần phải hiểu rõ ý nghĩa của các ký hiệu trên thùng carton.
Hiểu rõ được ý nghĩa các ký hiệu sẽ giúp việc đóng gói hàng hóa được dễ dàng hơn
Các ký hiệu trên thùng carton thực chất là các thông tin hướng dẫn cách xử lý với từng loại hàng hóa khác nhau. Bộ ký hiệu liên quan đến tất cả các công đoạn trong Logistics bao gồm: Lấy hàng; bốc dỡ; bảo quản và vận chuyển.
Hiểu ý nghĩa và sử dụng đúng các ký hiệu này sẽ giúp người lao động có hướng xử lý phù hợp với mỗi loại hàng hóa.
VD: Nếu có ký hiệu dễ vỡ thì hàng hóa sẽ được xử lý một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, không quăng quật như loại hàng thông thường.
Hay nếu có ký hiệu tránh ẩm thì thùng carton sẽ được bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh độ ẩm cao.
Việc này sẽ góp phần bảo vệ hàng hóa bên trong, giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ hư hại, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Xem thêm: Bí quyết lựa chọn thùng carton phù hợp dựa trên mục đích sử dụng
3. Giải mã 22 ký hiệu phổ biến thường gặp trên thùng carton.
STT | Ý nghĩa của biểu tượng | Ký hiệu | Chức năng | Bình luận |
1. | Hàng dễ vỡ | Hàng dễ vỡ, xử lý cẩn thận | ISO 7000, số 0621. Ví dụ sử dụng: | |
2. | Không sử dụng móc | Không sử dụng móc hàng để vận chuyển hàng hóa này | ISO 7000, số 0622 | |
3. | Dựng theo chiều này | Cho biết vị trí chính xác, thẳng đứng của bao bì. | ISO 7000, số 0623. Ví dụ về sử dụng: | |
4. | Tránh xa nhiệt | Tránh nhiệt độ | ISO 7000, số 0624 | |
5. | Bảo vệ khỏi nguồn phóng xạ | Kiện hàng có thể bị phân hủy hoặc mất hiệu quả do phóng xạ. | ISO 7000, số 2401 | |
6. | Giữ khô ráo | Bao bì phải được giữ trong môi trường khô ráo. | ISO 7000, số 0626 | |
7. | Trọng tâm gói hàng | Chỉ ra trọng tâm của một gói hàng sẽ được xử lý như một đơn vị duy nhất. | ISO 7000, số 0627. Ví dụ về sử dụng: | |
8. | Không được lăn | Không được cuộn tròn. | ISO 7000, số 2405 | |
9. | Không sử dụng xe đẩy | Hàng hóa không được sử dụng xe đẩy để vận chuyển | ISO 7000, số 0629 | |
10. | Không sử dụng xe nâng hàng | Hàng hóa không được xử lý bằng xe nâng. | ISO 7000, số 2406 | |
11. | Kẹp ở đây | Kẹp phải được áp dụng cho các cạnh được chỉ định để xử lý bao bì. | ISO 7000, số 0631 | |
12. | Đừng kẹp ở đây | Không có kẹp có thể được áp dụng cho các bên được chỉ định để xử lý các gói. | ISO 7000, số 2404 | |
13. | Giới hạn trọng lượng xếp chồng | Tải trọng tối đa được đặt trên bao bì | ISO 7000, số 0630 | |
14. | Giới hạn xếp chồng | Số lượng tối đa của các gói giống hệt nhau có thể được xếp chồng lên nhau, trong đó n là viết tắt của số gói được phép. | ISO 7000, số 2403 | |
15. | Đừng chồng chéo | Không được xếp chồng lên các bao bì và không được xếp vào bao bì. | ISO 7000, số 2402 | |
16. | Treo ở đây | Thiết bị kéo phải được áp dụng như thể hiện để nâng gói. | ISO 7000, số 0625. Ví dụ: | |
17. | Dải nhiệt độ cho phép | Chỉ ra phạm vi nhiệt độ trong đó gói phải được lưu giữ và xử lý. | ISO 7000, số 0632. Ví dụ | |
18. | Thiết bị nhạy cảm điện | Tránh tiếp xúc với bao bì có ký hiệu này | ||
19. | Không mở niêm phong | Một lớp rào cản (hầu như) không thấm qua hơi nước và chứa chất làm khô để bảo vệ chống ăn mòn được đặt bên dưới bao bì ngoài. Bảo vệ này sẽ không hiệu quả nếu lớp rào cản bị hư hỏng. Vì biểu tượng này chưa được chấp thuận bởi ISO, việc trám vỏ bên ngoài phải được tránh đối với bất kỳ bao bì nào có chứa từ “Đóng gói với chất làm khô”. | ||
20. | Mở ra ở đây | Biểu tượng này chỉ dành cho người nhận. | ||
21. | Không để tiếp xúc với từ trường | |||
22. |
Chỉ vận chuyển trên lớp trên hoặc là:
Lớp trên cùng hoặc là: Đừng chồng chéo |
4. Kết luận.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ được ý nghĩa từng ký hiệu trên thùng carton và có phương hướng điều chỉnh để sử dụng tốt hơn loại vật liệu phổ biến này.
Xem thêm