CÁC NGUYÊN TẮC XUẤT NHẬP HÀNG HÓA TRONG KHO DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý !

Như các Anh/Chị doanh nghiệp đã biết, các công tác lưu trữ và xuất hàng hóa trong kho cần được sắp xếp một cách có khoa học để mang lại hiệu quả nhất định. Chính vì thế mà bất cứ đơn vị kho hàng nào cũng cần có một phương pháp xuất nhập hàng hợp lý. DARAVIN xin chia sẻ một vài nguyên tắc xuất nhập hàng hóa trong kho đơn giản và dễ áp dụng.

Các nguyên tắc xuất nhập hàng trong kho giúp cho công tác lưu trữ và xuất hàng trở nên khoa học hơn

Các nguyên tắc xuất nhập hàng trong kho giúp cho công tác lưu trữ và xuất hàng trở nên khoa học hơn

MỤC LỤC:

1. Nguyên tắc LIFO

 1.1 LIFO là gì?

 1.2 Ưu và nhược điểm của nguyên tắc LIFO

  1.2.1 Ưu điểm

  1.2.2 Nhược điểm

 1.3 Nguyên tắc LIFO phù hợp với doanh nghiệp/mặt hàng như thế nào?

2. Nguyên tắc FIFO

 2.1 FIFO là gì?

 2.2 Ưu và nhược điểm của nguyên tắc FIFO

  2.2.1 Ưu điểm

  2.2.2 Nhược điểm

 2.3 Nguyên tắc FIFO phù hợp với doanh nghiệp/mặt hàng như thế nào?

3. Nguyên tắc FEFO.

 3.1 FEFO là gì?

 3.2 Ưu và nhược điểm của nguyên tắc FEFO

  3.2.1 Ưu điểm

  3.2.2 Nhược điểm

 3.3 Nguyên tắc FEFO phù hợp với doanh nghiệp/mặt hàng như thế nào.

4. Kết luận

1. Nguyên tắc LIFO.

Nguyên tắc LIFO nhập sau xuất trước

Nguyên tắc LIFO nhập sau xuất trước

1.1 LIFO là gì?

LIFO (viết tắc của Last In - First Out) nghĩa là nhập sau xuất trước. Theo đó, các mặt hàng nào mới nhập vào sau sẽ là những mặt hàng được xuất trước.

Cụ thể là khi áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp sẽ nhập hàng hóa vào các kho gần nhất, khi có yêu cầu xuất kho những hàng hóa mới nhập này sẽ được xuất kho trước thay vì xuất những hàng hóa cũ. Mục đích là để đảm bảo cập nhật thời giá, giúp doanh nghiệp cân đối chi phí sản xuất và bán hàng phù hợp.

Xem thêm: Kệ pallet Selective mẫu kệ kho hàng hỗ trợ xuất trước nhập trước theo nguyên tắc LIFO

1.2 Ưu và nhược điểm của nguyên tắc LIFO.

1.2.1 Ưu điểm:

Doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá thành sản phẩm phù hợp với chi phí và tỷ giá gần nhất. Theo đó, khi chi phí sản xuất hiện tại tăng lên, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá thành sản phẩm cao hơn (trong khi giá sản xuất trước đây là thấp hơn). Điều này giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu chi phí và lợi nhuận của mình, mặc dug hàng hóa đã được sản xuất từ rất lâu.

Giảm tính phức tạp trong việc quản lý kho vận. Vì khi nhập hàng hóa vào kho các lô hàng mới sẽ được đặt trên hoặc phía trước các lô hàng cũ cất vào trong kho. Việc lấy những mặt hàng mới nhất như này sẽ giúp lấy hàng hóa dễ dàng hơn mà không cần một diện tích lưu kho quá lớn.

1.2.2 Nhược điểm:

Khi chi phí sản xuất trên thị trường giảm xuống, nghĩa là giá bán sẽ giảm. Việc lưu trữ hàng hóa có mức phí sản xuất cao hơn trước đây sẽ làm giảm lợi nhuận có thể lỗ vốn. Nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng cho các hàng hóa không có hạn sử dụng.

1.3 Nguyên tắc LIFO phù hợp với các doanh nghiệp/mặt hàng như thế nào?

  1. Hàng hóa xuất nhập theo phương pháp LIFO cần đảm bảo là không bị giới hạn về thời gian sử dụng cũng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mùa vụ, xu hướng.
  2. Các mặt hàng như vật liệu xây dựng, cát, than, đá,..Sẽ thường ứng dụng phương thức này.
  3. Không yêu cầu không gian lưu trữ quá lớn.

2. Nguyên tắc FIFO.

Nguyên tắc FIFO nhập trước xuất trước

Nguyên tắc FIFO nhập trước xuất trước

2.1 FIFO là gì?

FIFO (viết tắt của từ First In - First Out) nghĩa là nhập trước, xuất trước. Hiểu đơn giản là sản phẩm được lưu kho trước sẽ được xuất ra khỏi kho trước. Như vậy kho sắp xếp hàng hóa trong kho để các mặt hàng nhập vào trước tại những vị trí dễ lấy ra hơn.

2.2 Ưu và nhược điểm của nguyên tắc FIFO.

2.2.1 Ưu điểm.

Vì hàng hóa được luân chuyển liên tục, nên doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn, tránh việc hàng hóa được sản xuất từ rất lâu nhưng rất lâu mới được xuất kho. Khi có lỗi phát sinh khó có thể truy xuất nguồn gốc.

2.2.2 Nhược điểm.

Cần không gian lưu trữ kho lớn với nhiều thiết bị chuyên dụng. Vì các mặt hàng được đưa vô kho trước cần được sắp xếp tại những vị trí dễ lấy nhất.

Xem thêm: Kệ con lăn - giải pháp kệ xuất nhập hàng theo nguyên tắc FIFO

2.3 Nguyên tắc FIFO phù hợp với doanh nghiệp/mặt hàng như thế nào?

Phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như thực phẩm, sữa,..Hoặc các mặt hàng có thể trở nên lỗi thời như thời trang, phụ kiện, thiết bị di động, đồ công nghệ,..Với những loại hàng hóa đó, nếu doanh nghiệp không xuất kho các mặt hàng được nhập vào trước thì chúng sẽ hết hạn, bị lỗi mốt,..

3. Nguyên tắc FEFO.

Nguyên tắc FEFO giúp bạn theo dõi chính xác hàng tồn kho sắp hết hạn

Nguyên tắc FEFO giúp bạn theo dõi chính xác hàng tồn kho sắp hết hạn

3.1 FEFO là gì?

FEFO (viết tắt của từ First Expired - First Out), nghĩa là hết hạn trước xuất trước. Theo đó, doanh nghiệp sẽ ưu tiên xuất các mặt hàng có ngày hết hạn sớm hơn ra trước nhằm theo dõi và đảm bảo chất lượng của sản phẩm như giảm tồn kho các sản phẩm đã hết hạn sử dụng mà vẫn chưa được xuất ra.

3.2 Ưu và nhược điểm của nguyên tắc FEFO.

3.2.1 Ưu điểm:

Giảm số lượng hàng tồn kho sắp hoặc đã hết hạn, tráng lãnh phí. Tăng khả năng bán ra của các sản phẩm trước khi hết hạn sử dụng hoặc lỗi thời. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn được đảm bảo chất lượng và trải nghiệm tốt nhất.

3.2.2 Nhược điểm:

Tốn chi phí đầu tư hạ tầng vì cần một không gian lớn và khoa học để xuất - Nhập hàng. Cần phải theo dõi một cách chính xác thời gian lưu trữ sản phẩm để có kế hoạch xuất nhập hàng hóa phù hợp.

3.3 Nguyên tắc FEFO phù hợp với doanh nghiệp/mặt hàng như thế nào?

Phù hợp với các loại hàng hóa có hạn sử dụng như dược phẩm, hóa chất,..Bên cạnh đso, FEFO còn có thể được áp dụng vào ngành thời trang và điện tử vì những mặt hàng này mang tính chất là theo xu hướng, dễ lỗi thời nếu để quá lâu.

4. Kết luận:

Công tác hậu cần trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong kho theo đúng nguyên tắc là xương sống của việc vận hành doanh nghiệp. Qua những chia sẻ phía trên DARAVIN hy vọng doanh nghiệp của bạn sẽ tìm được nguyên tắc xuất nhập hàng phù hợp trong kho.

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng