CÁC BIỆN PHÁP CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT HIỆU QUẢ DỄ ÁP DỤNG
Làm sao để giảm chi phí trong sản xuất luôn là vấn đề nan giải mà mọi doanh nghiệp luôn gặp phải. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid -19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu như hiện nay, vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết. Vì vậy DARAVIN xin đề xuất 4 biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, đây là những giải pháp mà chính thương hiệu DARAVIN đã và đang sử dụng đơn giản nhưng hiệu quả rất dễ áp dụng.
Rất nhiều doanh nghệp quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất
Đại dịch Covid -19 gây ra nhiều biến động lớn trên thị trường dẫn đến không ít các doanh nghiệp gặp vấn đề về sức khỏe tài chính. Để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận, việc cắt giảm chi phí nói chung và cắt giảm chi phí sản xuất nói riêng là rất cần thiết với bất kì doanh nghiệp nào.
MỤC LỤC: 1. Lợi thế của doanh nghiệp khi cắt giảm được chi phí sản xuất 1.2 Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ 2. Các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất 2.2 Giảm chi phí nguyên vật liệu |
1. Lợi thế của doanh nghiệp khi cắt giảm được chi phí sản xuất.
Doanh nghiệp thành công trong việc cắt giảm chi phí sản xuất tạo ra được lợi nhuận vượt xa đối thủ
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về các cách giảm chi phí sản xuất, mời quý Anh/Chị doanh nghiêp cùng điểm qua những lợi thế của doanh nghiệp nếu thực hiện thành công việc cắt giảm chi phí sản xuất.
1.1 Tăng lợi nhuận
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. Khi doanh nghiệp cắt giảm được chi phí sản xuất, đồng nghĩa với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại sẽ được cao hơn.
1.2 Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Khi doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất thành công, doanh nghiệp có thể giảm giá bán để tạo sự cạnh tranh về giá so với đối thủ. Hoặc doanh nghiệp có thể giữ nguyên giá và sử dụng phần lợi nhuận tăng thêm để đầu tư vào các chiến dịch quảng bá, marketing để nâng tầm vị thế doanh nghiệp, tăng thị phần.
"Việc cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là việc phải "thắt lưng buộc bụng" trong thời kì khó khăn, hay tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, hoặc một phần của công cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp sau khi thoát khỏi khủng hoảng, mà chính là xây dựng một chiến lược tổng thể cho sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự của doanh nghiệp." (Trích tạp chí tài chính TS. Phạm Thị Vân Anh)
2. Các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất
2.1 Giảm chi phí lao động
Tập trung đào tạo và nâng cao chuyên môn của từng nhân sự giúp tăng năng suất cho doanh nghiệp
Chi phí lao động chiếm một phần đáng kể trong chi phí chung của doanh nghiệp. Nếu giảm chi phí lao động bằng cách giảm số lượng lao động hiện có, doanh nghiệp sẽ không chỉ tiết kiệm được tiền lương mà còn tiết giảm được các khoản phúc lợi, BHYT, BHXH, v..v cho lao động đó.
Tuy nhiên, giải pháp giúp giảm chi phí lao động thường được áp dụng nhất đó là nâng cao năng suất lao động bằng các đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghè, cải tiến & loại bỏ các thao tác thừa trong quy trình sản xuất.
2.2 Giảm chi phí nguyên vật liệu
Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá tốt hơn để tiết kiệm chi phí trong sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu sẽ quyết định giá bán của sản phẩm đầu ra. Để giảm chi phí này, doanh nghiệp có thể mua nguyên liệu với số lượng lớn để được hưởng chiết khấu cao và ít chịu biến động bởi giá nguyên vật liệu trên thị trường. Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu các nguyên liệu thay thế chất lượng có giá rẻ hơn, hoặc cách để sử dụng nguyên liệu tiết kiệm và hiệu quả hơn.
2.3 Đầu tư vào thiết bị máy móc
Cân nhắc các giải pháp tự động hóa phục vụ cho công tác sản xuất
Mua sắm các loại thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất cũng giúp nâng cao năng suất, giảm các chi phí liên quan đến nhân công, nguyên liệu. Tuy nhiên, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư vì máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại tiên tiến thường có chi phí đầu tư ban đầu rất cao.
Xem thêm: Robot xếp hàng lên pallet - giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp
2.4 Giảm chi phí trên cao
Tồn kho và các hoạt động trong kho hàng là khoản chi phí mà doanh nghiệp ít chú ý
Chi phí trên cao bao gồm các chi phí xây dựng, tiện ích, cung cấp, lưu trữ, xử lý, đi lại, giám sát và quản lý, tất cả các chi phí này đều được cộng và chi phí sản xuất. Trong đó, chi phí cho việc lưu trữ kho hàng và xử lý tồn kho thường là các chi phí ẩn, ít được doanh nghiệp chú ý đến nhưng lại chiếm % không hề nhỏ trong tổng chi phí trên cao. Doanh nghiệp nên quản lý các chi phí này theo các danh mục và theo các mốc tuần, tháng, năm để tiện theo dõi và kiểm soát.
Xem thêm: 4 Giải pháp tiết kiệm chi phí trong kho hàng
KẾT LUẬN:
Trên đây chỉ là một số biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất cơ bản và dễ áp dụng nhất. Quý Anh/Chị doanh nghiệp đọc cần căn cứ vào điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp để tìm ra biện pháp giảm chi phí sản xuất hiệu quả và phù hợp cho bản thân.
Xem thêm