Hướng Dẫn Chở Máy Giặt Bằng Xe Máy An Toàn Cho Người Lần Đầu Chở
Trái ngược với thiết kế nhỏ gọn thì tải trọng của máy giặt là không hề nhẹ nên sẽ gây khó khăn khi vận chuyển máy giặt đi xa. Dưới đây là một số lời khuyên của các anh thợ điện máy có nhiều kinh nghiệm chia sẻ cách chở máy giặt bằng xe máy an toàn và hiệu quả hơn.
Chở máy giặt bằng xe máy rất thông dụng và phổ biến
MỤC LỤC: 1. Cách chở máy giặt bằng xe máy đi xe an toàn |
1. Cách chở máy giặt bằng xe máy đi xa an toàn
1.1 Trước khi vận chuyển:
Chuẩn bị dụng cụ và tháo lắp máy giặt trước khi vận chuyển
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình tháo lắp và vận chuyển như cờ lê, tua vít, dây chằng hàng, thùng carton, màng bọc hoặc xốp chống và đập. Chuẩn bị thêm ít nhất 1 người phụ trách hoặc hỗ trợ trong quá trình vận chuyển.
Rút phích cắm điện ra khỏi máy giặt trước khi thực hiện bất kì thao tác tháo lắp
Bước 2: Rút phích cắm khỏi nguồn điện và cuộn lại gọn gàng để tránh hư hỏng trong quá trình di chuyển.
Xã hết nước trong máy giặt ra bên ngoài
Bước 3: Xã hết nước còn trong máy giặt ra ngoài bao gồm cả trong lồng giặt lẫn trong đường ống dẫn nước. Nếu là mặt giặt cửa trên, hãy cho máy về chế độ xã - vắt để đẩy hết nước ra ngoài, còn máy giặt cửa trước chỉ cần hạ đường ống xốp hoặc vải (quần áo cũ) để chống sốc trong quá trình vận chuyển.
Quấn màng PE bọc xung quanh máy giặt giúp chống trầy xước trong quá trình vận chuyển
Bước 4: Quấn máy giặt bằng các lớp lót như màng PE hoặc xốp chống va đập để tránh trầy xước. Đặt máy giặt vào thùng carton, lót thêm lớp xốp hoặc vải (quần áo cũ) để chống sốc trong quá trình vận chuyển.
Di chuyển máy giặt ra xe cần ít nhất 2 người và vận chuyển theo tư thế đứng
Bước 5: Di chuyển máy giặt ra xe. Quá trình này cần ít nhất 2 người vì tải trọng của máy giặt khá lớn. Nếu nhà ở tầng trệt có thể sử dụng thêm xe đẩy để tiết kiệm thời gian và sức lực. Nếu nhà cao tầng, việc vận chuyển máy giặt đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn và không thể sử dụng xe đẩy, tốt nhất hãy gọi đội thợ chuyên nghiệp hỗ trợ.
1.2 Trong quá trình vận chuyển.
Chú ý phần nắp máy giặt phải được đóng trước khi được vận chuyển
Bước 1: Đưa máy giặt lên xe máy. Đây có thể coi là bước khó nhất, tốn nhiều sức nhất trong cả quá trình. Khi đưa máy giặt lên xe, cần chú ý phần nắp máy giặt không bị bật ra đồng thời đặt máy giặt theo chiều thẳng đứng để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Cố định chắc chắn máy giặt bằng một số loại dây ràng chuyên dụng
Bước 2: Cố định máy giặt lên xe máy bằng các loại dây chằng hàng xe máy chuyên dụng trong việc ràng hàng cồng kềnh. Chú ý kiểm tra kỹ các nút thắt và vị trí đặt dây. Nên sử dụng thêm giá chở hàng xe máy để mở rộng diện tích đặt vật giúp việc cố định máy giặt lên xe máy được hiệu quả nhất.
Xem Thêm: Quy tắc ràng hàng hóa cồng kềnh trên máy an toàn và hiệu quả
1.3 Sau khi vận chuyển
Bước 1: Dỡ máy giặt xuống khỏi xe máy nhẹ nhàng và cẩn thân. Nên tìm kiếm sự giúp đỡ của nhiều người tránh sự cố, hư hỏng đáng tiếc.
Bước 2: Di chuyển máy giặt đến vị trí mới, lắp lại các bộ phận, cắm điện và sử dụng.
2. Lưu ý khi chở máy giặt bằng xe máy.
Lưu ý không nên chở thêm nhiều hàng cùng lúc để tránh bị phạt
Dưới đây là một vài lưu ý để quá trình vận chuyển máy giặt bằng xe máy diện ra nhanh chóng và an toàn hơn:
- Chỉ vận chuyển các loại máy giặt bằng xe máy khi kích thước máy giặt không vượt quá kích thước chịu tải của khung xe. Cụ thể: Bề rộng giá đèo hàng mỗi bên không quá 0,3 mét, phía sau giá đèo hàng không quá 0,5 mét và chiều cao tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Kích thước này được quy định cụ thể tại khoản 4 điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, cần tuân thủ để tránh bị phạt hành chính hoặc tước GPLX.
- Luôn giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh ít nhất là 1 đến 2 mét.
- Người vận chuyển tủ lạnh phải là người khỏe mạnh, tay lái vững và thạo các tuyến đường tránh chọn tuyến đường có quá nhiều xe lưu thông gây vướng víu và rất dễ xảy ra tai nạn.
3. Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách chở máy giặt bằng xe máy an toàn kể cả đi xa hay đi gần và đặc biệt có thể áp dụng cho người không có kinh nghiệm, hoặc lần đầu tiên chở hàng cồng kềnh.
Xem thêm