Cách Chở Tủ Lạnh Bằng Xe Máy An Toàn Đúng Cách (Chi Tiết Từ A-Z)
Sử dụng xe máy để chở tủ lạnh là một trong các giải pháp nhanh chóng và tiết kiệm nhất, đặc biệt khi bạn ở các thành phố lớn đông đúc. Tuy nhiên, bạn còn đang băn khoăn không biết "chở tủ lạnh bằng xe máy có bị phạt không?" hay "làm thế nào để tủ không bị hư hởng trong quá trình vận chuyển?" Xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
MỤC LỤC: 1. Chở tủ lạnh bằng xe máy có bị phạt không? 2. Cách chở tủ lạnh bằng xe máy đúng cách, an toàn nhất 2.1 Chuẩn bị trước khi vận chuyển |
1. Chở tủ lạnh bằng xe máy có bị phạt không?
Tủ lạnh được xếp vào hàng cồng kềnh khi vận chuyển bằng xe máy
Tủ lạnh là thiết bị gia dụng có kích thước khá lớn, vậy nên nhiều người gặp khó khăn, lúng túng khi chở tủ lạnh bằng xe máy cũng là điều dễ hiểu. Vì kích thước lớn hơn so với khung xe nên không ít người e ngại việc chở tủ lạnh bằng xe máy là vi phạm phát luật và có thể bị xử phạt.
Căn cứ theo khoản 4, điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, hàng hóa khi được vận chuyển bằng xe máy phải có kích thước không vượt quá bề rộng giá đèo hàng về mỗi bên là 0,3 mét, phía sau giá đèo hàng 0,5 mét và chiều cao tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Nếu chở tủ lạnh có kích thước lớn hơn những số liệu nêu trên thì được xem là hàng hóa vượt quá giới hạn mức quy định, có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, nếu gây tai nạn có thể bị tước GPLX từ 2 đến 4 tháng.
Kích thước chuẩn của các mẫu tủ lạnh dưới 300 lít
Dễ thấy, không phải loại tủ lạnh nào cũng có thể vận chuyển bằng xe máy được. Để đảm bảo an toàn và không bị phạt, bạn nên đọc lưu ý kỹ những quy định của Thông tư 46 được đề cập trên đây. Đồng thời, chỉ thực hiện vận chuyển tủ lạnh bằng xe máy với những loại tủ lạnh dung tích dưới 300 lít, dung tích lớn hơn 300 lít nên tìm kiếm một phương thức vận chuyển khác như xe ba gác, xe vans, xe tải,v.v để vừa đảm bảo an toàn cho người và tài sản vừa tránh bị xử phạt không đáng có.
2. Cách chở tủ lạnh bằng xe máy đúng cách, an toàn nhất.
2.1 Chuẩn bị trước khi vận chuyển:
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình vận chuyển như dây cao su, dây nilon, băng dính, thùng carton, màng PE hoặc xốp chống va đập.
Rút phích cắm và lau khô các ngăn tủ lạnh
Bước 2: Rút phích cắm chờ tuyết tan hết , ít nhất 4 - 6 tiếng (tốt nhất là để sau 1 ngày). Nếu tủ lạnh không đóng tuyết thì tiến hành dùng khăn sạch lau khô toàn bộ tủ. Trong thời gian đó, lấy hết thực phẩm bên trong tủ lạnh ra ngoài và quấn dây điện thật gọn gàng.
Bước 3: Cố định các khay, kệ bên trong tủ bằng băng dính.
Sử dụng dây thun hoặc dây đai để cố định các cánh cửa tủ lạnh
Bước 4: Cố định phần cửa tủ vào thân tủ bằng dây thun ràng (nên dùng dây cao su để tránh phần bề mặt tủ bị trầy xước)
Bọc màng PE và lót giấy carton để chống sốc khi vận chuyển
Bước 5: Đặt tủ lạnh vào thùng carton có lót màng bọc hoặc xốp để hạn chế tối đa các vết trầy xước và chống sốc trong quá trình vận chuyển.
Di chuyển tủ lạnh ra xe máy theo phương nghiêng hoặc thẳng đứng
Bước 6: Di chuyển tủ lạnh ở tư thế đứng ra xe máy để tránh tác động đến khí gas bên trong máy nén và ống dẫn gas.
2.2 Trong khi vận chuyển
Trong quá trình vận chuyển tìm tuyến đường ít xe lưu thông để hạn chế va chạm
Bước 1: Cố định tủ lạnh lên xe máy bằng các loại dây chuyên dụng. Chú ý kiểm tra kỹ các nút thắt và vị trí đặt dây. Nên sử dụng baga xe máy để việc cố định tủ lên xe máy được hiệu quả nhất.
Bước 2: Lựa chọn tuyến đường đi ngắn, bằng phẳng, ít các phương tiện giao thông qua lại và tránh các giờ cao điểm.
Xem thêm: Top các mẫu dây ràng hàng xe máy giá rẻ và chất lượng
2.3 Sau khi vận chuyển
Bước 1: Dỡ tủ lạnh xuống khỏi xe máy nhẹ nhàng và cẩn thận. Nên tìm kiếm sự giúp đỡ của nhiều người để tránh sự cố, hư hỏng đáng tiếc.
Bước 2: Di chuyển tủ lạnh đến vị trí mới, để tủ lạnh ổn định trong khoảng từ 3 đến 5 tiếng.
Bước 3: Tháo các dây ràng, băng dính cố định các phần tủ lạnh, cắm điện và sử dụng.
3. Một vài lưu ý khi chở tủ lạnh bằng xe máy.
Tùy vào mẫu tủ lạnh sẽ có giải pháp ràng buộc lên xe máy khác nhau
Nên chở tủ lạnh theo đúng thiết kế của nhà sản xuất
Dưới đây là một vài lưu ý để quá trình vận chuyển tủ lạnh bằng xe máy diễn ra suôn sẻ hơn:
- Đặt tủ theo đúng thiết kế (tủ đứng đặt đứng, tủ ngang đặt ngang), tránh làm ngược lại có thể dẫn đến tình trạng tắc gas gây hư hỏng cho tủ.
- Người vận chuyển tủ lạnh phải là người khỏe mạnh, tay lái vững và có kinh nghiệm vận chuyển các hàng hóa cồng kềnh bằng xe máy.
- Giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh ít nhất là 1 đến 2 mét.
Xem thêm: Các nguyên tắc ràng và chở hàng cồng kềnh bằng xe máy mà dân chở hàng nên biết
4. Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách chở tủ lạnh bằng xe máy an toàn không bị phạt. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm những kiếnt hức, kinh nghiệm hữu ích để chở tủ lạnh và những đồ vật khác bằng xe máy.
Xem thêm